Công nghệ chế biến cao lanh

Công nghệ chế biến cao lanh có 2 phương pháp chính: tuyển lọc thủ công và tuyển lọc thủy lực. Tuyển lọc thủ công gây thất thoát lớn, chất lượng kém và không đồng đều. Trong khi đó tuyển lọc thủy lực bằng hydro cyclon (cyclon thủy lực) khắc phục được những yếu tố trên.

      Công nghệ chế biến cao lanh có 2 phương pháp chính: tuyển lọc thủ công và tuyển lọc thủy lực. Tuyển lọc thủ công gây thất thoát lớn, chất lượng kém và không đồng đều. Trong khi đó tuyển lọc thủy lực bằng hydro cyclon (cyclon thủy lực) khắc phục được những yếu tố trên.

      Việt Nam đất nước ta được đánh giá có nguồn cao lanh lớn và phân bố rộng rãi. Tuy nhiên chất lượng lại không được đánh giá cao do lẫn nhiều tạp chất như sắt, titan, silic, mica, fenspat…gây ảnh hưởng xấu khi đưa vào sản xuất công nghiệp như gốm sứ, sơn, giấy. Sắt và titan sẽ gây màu, giảm độ trắng của gốm sứ, sơn, giấy. Mica, fenpat làm giảm nhiệt độ nung của cao lanh. Bản chất của việc chế biến cao lanh là loại bỏ các tạp chất đó ra khỏi quặng cao lanh nguyên khai dựa theo khối lượng riêng khác nhau. Tai Việt Nam hiện vẫn tồn tại song song 2 phương pháp: phương pháp tuyển lọc thủ công hoặc phương pháp tuyển lọc thủy lực sử dụng hydro cyclon (cyclon thủy lực). Dưới đây, Ceraglassviet sẽ phân tích kỹ hơn nguyên tắc và ưu nhược điểm của từng phương pháp.

Chế biến cao lanh theo phương pháp tuyển lọc thủ công

Chế biến cao lanh theo phương pháp thủ công
Chế biến cao lanh theo phương pháp thủ công

 

      Phương pháp tuyển lọc thủ công dựa vào nguyên tắc lắng trọng lực trên đường lắng. Ban đầu, cao lanh được đánh tơi với nước với tỷ lệ rắn/lỏng (R/L) thích hợp bằng cách khuấy thủ công hoặc máy khuấy. Hồ cao lanh sau khuấy được đưa vào hệ thống rãnh lắng lọc có độ dốc thích hợp để giữ lại các hạt thô và để cao lanh mịn theo dòng nước vào bể chứa. Sau một thời gian, cao lanh mịn sẽ lắng xuống đáy bể. Để tách nước người ta có thể bơm/múc/tháo ra để làm giảm độ ẩm hồ cao lanh. Hoặc dùng máy ép lọc khung bản để tác nước.
      Ưu điểm: Công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Áp dụng cho quy mô nhỏ.
      Nhược điểm: Chất lượng cao lanh thấp, không ổn định. Tỷ lệ hao hụt lớn. Thời gian chu trình tạo ra sản phẩm dài, năng suất thấp. Không thu được các sản phẩm trung gian gây lãng phí rất nhiều…

Chế biến cao lanh theo phương pháp tuyển lọc thủy lực

Chế biến cao lanh theo phương pháp tuyển lọc thủy lực
Chế biến cao lanh theo phương pháp tuyển lọc thủy lực

Xem thêm: Giá bán và thông số kỹ thuật của hydrocyclon thủy lực tuyển lọc cao lanh.

      Cao lanh nguyên khai sau khai thác được đánh tơi với nước bằng máy khuấy hoặc vòi phun cao áp, đi qua hệ thống phân tách sơ bộ để loại bỏ các sỏi, hạt lớn. Hồ cao lanh mịn hơn (bao gồm chủ yếu cao lanh, cát mịn) được bơm áp lực bơm vào hệ thống hydrocyclon (cyclon thủy lực). Qua hydrocyclon, nhờ lực ly tâm, các hạt siêu mịn, khối lượng nhỏ được tách ra theo dòng nước ở phía trên đỉnh hydrocyclon. Các hạt lớn (chủ yếu là cát mịn), nặng theo đáy hydrocyclon ra ngoài. Hồ cao lanh sau khi qua hydrocyclon được đưa vào hệ thống khử từ để loại bỏ quặng chứa sắt, sau đó vào bể cô đặc. Tại đây có hệ thống bơm piton và máy ép lọc khung bản tách nước tạo bánh cao lanh.
      Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hiện tại, nước ta đã có nhiều dây chuyền áp dụng phương pháp này, cao lanh thu được cho chất lượng cao đáp ứng được cho cả lĩnh vực cần độ tinh khiết lơn như dược mỹ phẩm. Không những vậy, các sản phẩm phụ thu được từ quá trình tuyển lọc thủy lực cũng đem lại giá trị vô cùng lớn cho doanh nghiệp như cát (trộn làm betong, cát xây dựng, bắn vỏ tàu…), mica (làm que hàn)…
      Ưu điểm: Chất lượng cao lanh tốt, ổn định. Giảm thiểu tối đa hao hụt trong khai thác chế biến. Tận thu được các sản phẩm phụ với giá thành cao. Năng suất cao và ít gây ảnh hưởng đến môi trường.
      Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn phương pháp thủ công
     Với các ưu điểm vượt trội hoàn toàn như trên, phương pháp tuyển lọc thủy lực đang dần thay thế hoàn toàn tuyển lọc thủ công. Trong suốt nhiều năm Ceraglassviet tham gia tư vấn, thiết kế, xây dựng và lắp đặt các nhà máy tuyển lọc cao lanh trên khắp đất nước Việt Nam. Cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm (thiết kế và xây dựng các nhà máy cao lanh tại Yên Bái, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bình Phước…), nhân viên trẻ có khả năng thiết kế đồ họa tốt. Chúng tôi tự tin rằng sẽ giúp bạn tạo ra sản phẩm cao lanh chất lượng cao đáp ứng được trong các lĩnh vực công nghiệp.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay hôm nay theo địa chỉ:
Mr Trưởng: 096 172 5213
Email: Trantruong.cgv@gmail.com
Địa chỉ: 132 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội